06/10/2024

DỊCH VỤ PHÁP LÝ

"Luật sư – Công chứng – Thừa phát lại"

KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TẠI HÓC MÔN

Chúng tôi cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý trên tất cả các lĩnh vực. Sau đây là dịch vụ khai nhận di sản thừa kế cho người Việt Nam ở nước ngoài tại Hóc Môn.

Căn cứ Khoản 3 và Khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm:

  • Công dân Việt Nam (còn có quốc tịch Việt Nam) đang định cư ở nước ngoài;
  • Người từng có quốc tịch Việt Nam (đã thôi quốc tịch Việt Nam, bị tước quốc tịch Việt Nam… hiện nay đã có quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch) đang định cư ở nước ngoài.

2. DI SẢN THỪA KẾ LÀ GÌ? - KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TẠI HÓC MÔN

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Di sản thừa kế là tài sản của cá nhân (tài sản riêng và một phần tài sản trong khối tài sản chung với người khác) để lại cho người khác sau khi người này chết. Tài sản thuộc di sản thừa kế có thể là tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Di sản thừa kế được định đoạt sau khi người để lại di sản thừa kế chết theo hai hình thức là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Thừa kế theo di chúc là việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết bằng di chúc.

3. NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ TẠI VIỆT NAM KHÔNG?

Theo quy định của pháp luật Dân sự, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật; không giới hạn quyền hưởng di sản giữa người trong nước, người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên, việc hưởng di sản thừa kế của người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn một số hạn chế.

Ngoài ra, người được hưởng di sản thừa kế sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.

khai-nhan-di-san-thua-ke-cho-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-tai-hoc-mon

Khai nhận di sản thừa kế cho người Việt Nam ở nước ngoài tại Hóc Môn – Liên hệ 0909.86.00.86

4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ TẠI VIỆT NAM - KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TẠI HÓC MÔN

4.1. Điều kiện đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài để nhận thừa kế là nhà ở

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Nhà ở 2014, người nước ngoài thuộc đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Tuy nhiên, để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở khi nhận thừa kế tại Việt Nam thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải là đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hưởng thừa kế nhà ở và thuộc đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Ngược lại, trong trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hưởng thừa kế nhà ở tại Việt Nam nhưng không thuộc đối tượng được sở hữu nhà theo quy định thì chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế đó. Có nghĩa là người này không được cấp Giấy chứng nhận tại Việt Nam nhưng có quyền định đoạt (chuyển nhượng hoặc được tặng cho) nhà ở được thừa kế cho các đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà không được thực hiện những quyền khác của chủ sở hữu.

4.2. Điều kiện đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài để nhận thừa kế là đất đai

Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 186 của Luật đất đai 2013 thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Ngược lại, nếu không thuộc đối tượng được quy định thì chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế đó. Theo đó, điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận thừa kế quyền sử dụng đất được quy định cụ thể như sau:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam;

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không đủ các điều kiện như trên thì không được cấp Giấy chứng nhận nhưng được quyền định đoạt (chuyển nhượng hoặc được tặng cho) quyền sử dụng đất thừa kế.

5. HỒ SƠ KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TẠI HÓC MÔN

Khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

– Giấy chứng tử của người để lại di sản;

– Giấy tờ nhân thân của người được nhận di sản (hợp pháp hóa lãnh sự);

– Di chúc;

– Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, sử dụng đối với di sản thừa kế;

– Các giấy tờ liên quan khác (hợp pháp hóa lãnh sự).

Khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật

– Giấy chứng tử của người để lại di sản;

– Giấy tờ nhân thân của người được nhận di sản (hợp pháp hóa lãnh sự);

– Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân, quan hệ huyết thống giữa người nhận di sản và người để lại di sản;

– Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, sử dụng đối với di sản thừa kế;

– Các giấy tờ liên quan khác (hợp pháp hóa lãnh sự).

ho-so-khai-nhan-di-san-thua-ke-cho-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-tai-hoc-mon

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế cho người Việt Nam ở nước ngoài tại Hóc Môn

6. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI

Thủ tục để người Việt Nam định cư ở nước ngoài khai nhận di sản thừa kế được quy định tại Luật Công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng. Theo đó, để nhận di sản thừa kế thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện thủ tục như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nộp hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nộp đủ hồ sơ, giấy tờ, Công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung;
  • Nếu hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản

Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Thời gian niêm yết là 15 ngày.

Bước 4: Hướng dẫn ký Văn bản khai nhận di sản

Sau 15 ngày niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ:

Nếu đã có dự thảo Văn bản khai nhận: Công chứng viên kiểm tra các nội dung trong văn bản đảm bảo không có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội…

Nếu chưa có dự thảo: Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người khai nhận di sản. Sau khi soạn thảo xong, người thừa kế đọc lại nội dung, đồng ý và sẽ được Công chứng viên hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Bước 5: Ký chứng nhận

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế để Công chứng viên đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của văn bản.

Bước 6: Trả kết quả

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nộp phí công chứng và nhận văn bản khai nhận phần di sản mà mình được thừa kế.

lien-he-luat-su-tu-van-khai-nhan-di-san-thua-ke-cho-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-tai-hoc-mon

Liên hệ Luật sư tư vấn khai nhận di sản thừa kế cho người Việt Nam ở nước ngoài tại Hóc Môn: 0909.86.00.86

7. KẾT LUẬN

Trên đây là các vấn đề pháp lý về khai nhận di sản thừa kế cho người Việt Nam ở nước ngoài tại Hóc Môn. Để hiểu rõ chi tiết hãy liên hệ ngay cho Luật Sư Hóc Môn để được trợ giúp nhanh chóng.

Số điện thoại: 0909.86.00.86

Địa chỉ: Số 43/3A Nguyễn Ảnh Thủ, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.

————————

Đến với Luật sư Hóc Môn:

+ Với đội ngũ Luật sư uy tín, chuyên môn cao;

+ Nắm rõ các quy định pháp luật;

+ Giúp khách hàng hiểu rõ các vấn đề pháp lý;

+ Hỗ trợ khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp và dịch vụ khác

error: Content is protected !!