06/10/2024

DỊCH VỤ PHÁP LÝ

"Luật sư – Công chứng – Thừa phát lại"

LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI HÓC MÔN

Tranh chấp lao động tại Hóc Môn là loại tranh chấp đặc biệt giữa người lao động và người sử dụng lao động. Luật sư Hóc Môn tư vấn giải quyết tranh chấp lao động như sau.

  • Tranh chấp về đòi tiền lương;
  • Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật;
  • Tranh chấp hợp đồng lao động;
  • Tranh chấp về tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội;
  • Tranh chấp về thời giờ làm việc;
  • Tranh chấp về kỷ luật lao động;
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt lao động;
  • Tranh chấp về học nghề, tập nghề;
  • Tranh chấp về cho thuê lại lao động;
  • Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP - TƯ VẤN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI HÓC MÔN

2.1. Người lao động và người sử dụng lao động tự thương lượng, thỏa thuận

Khi người lao động và người sử dụng lao động có tranh chấp, khi quyền lợi của hai bên không đảm bảo thì hai bên có thể thỏa thuận việc giải quyết bằng nhiều phương thức như cùng ngồi lại trao đổi, trao đổi qua điện thoại, email hay các phương tiện điện tử. Việc thỏa thuận được thì thời gian giải quyết nhanh chóng hơn, đảm bảo quyền lợi và phù hợp với ý chí, mong muốn của hai bên.

Để đảm bảo tính pháp lý của thỏa thuận và đảm bảo công bằng, các bên đều chấp nhận thì có thể nhờ người am hiểu pháp luật hỗ trợ, tư vấn cho hai bên. Hai bên có thể nhờ Luật sư tư vấn để kết quả hiệu quả nhất và phù hợp với quy định của pháp luật – Luật sư Hóc Môn hỗ trợ khách hàng để bảo đảm quyền lợi tốt nhất.

tu-van-giai-quyet-tranh-chap-lao-dong-tai-hoc-mon

Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động tại Hóc Môn – Liên hệ: 0909.86.00.86

2.2. Yêu cầu giải quyết tranh chấp qua Hòa giải viên lao động

Trước khi lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài hoặc bằng Tòa án thì các bên trong tranh chấp có thể giải quyết tranh chấp bằng Hòa giải. Đối với tranh chấp lao động bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải lao động, trừ các tranh chấp dưới đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

  • Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Các trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải nêu trên hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn giải quyết bằng Trọng tài hoặc Tòa án.

2.3. Yêu cầu giải quyết tranh chấp qua Trọng tài lao động

Sau khi hòa giải không thành hoặc tranh chấp thuộc trường hợp không bắt buộc hòa giải thì các bên có thể lựa chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp lao động. Khi yêu cầu Trọng tài giải quyết thì không được yêu cầu đồng thời tòa án giải quyết, trừ trường hợp sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2.4. Yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Khi các bên không có tiếng nói chung, không thể tự thỏa thuận được với nhau thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động. Việc yêu cầu Tòa án giải quyết sẽ đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật. Và phải chịu tiền án phí khi yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ giải dựa vào các tài liệu, chứng cứ… mà các bên cung cấp hoặc yêu cầu tòa thu thập tài liệu, chứng cứ.

Để yêu cầu Tòa án giải quyết cần soạn đầy đủ một bộ hồ sơ khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap-lao-dong-tai-hoc-mon

Phương thức giải quyết tranh chấp lao động tại Hóc Môn – Luật sư Hóc Môn tư vấn

3. HỒ SƠ YÊU CẦU CÁC CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG - TƯ VẤN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI HÓC MÔN

3.1. Giải quyết tại Trọng tài lao động

  • Đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết.
  • Giấy tờ nhân thân người khởi kiện (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…).
  • Giấy tờ về người sử dụng lao động, thông tin doanh nghiệp…
  • Hợp đồng lao động hoặc các giấy tờ chứng minh có phát sinh quan hệ lao động (có làm việc, có trả lương…)
  • Bản sao có thị thực giấy tờ chứng minh quyền lợi bị xâm phạm.
  • Các giấy tờ khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho giải quyết tranh chấp lao động

3.2. Giải quyết tại Tòa án

  • Đơn khởi kiện.
  • Giấy tờ nhân thân người khởi kiện (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…).
  • Hợp đồng lao động hoặc các giấy tờ chứng minh có phát sinh quan hệ lao động (có làm việc, có trả lương…)
  • Bản sao có thị thực giấy tờ chứng minh quyền lợi bị xâm phạm.
  • Các giấy tờ khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho giải quyết tranh chấp lao động
ho-so-giai-quyet-tranh-chap-lao-dong-tai-hoc-mon

Hồ sơ giải quyết tranh chấp lao động tại Hóc Môn

4. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG - TƯ VẤN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI HÓC MÔN

4.1. Giải quyết tại Trọng tài

  • Bước 1: Xem xét hồ sơ (xem xét thẩm quyền, thời hạn yêu cầu Trọng tài…).
  • Bước 2: Nộp đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết.
  • Bước 3: Thành lập Hội đồng trọng tài.
  • Bước 4: Hòa giải.
  • Bước 5: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp.

Phán quyết của Hội đồng trọng tài: Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

4.2. Giải quyết tại Tòa án

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tranh chấp lao động gồm các giấy tờ nêu trên.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
  • Bước 3: Nộp tạm ứng án phí tại Cơ quan Thi hành án.
  • Bước 4: Tòa án triệu tập đương sự để lấy lời khai, mở phiên họp hòa giải, kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công bố, công khai chứng cứ.
  • Bước 5: Tòa án mở phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp lao động.
  • Bước 6: Tòa án ra Quyết định/Bản án dựa trên kết quả xét xử.

Quyết định/bản án giải quyết vụ án tranh chấp lao động tại Tòa sơ thẩm là bản án chưa có hiệu lực pháp luật. Các đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, Viện kiểm sát được quyền kháng nghị trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa tuyên án. Nếu đương sự vắng mặt tại phiên xử thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày tính từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Trong thời hạn nêu trên, nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị thì vụ án tranh chấp lao động sẽ được Tòa án cấp trên giải quyết theo thủ tục phúc thẩm và bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

tu-van-tranh-chap-lao-dong-tai-hoc-mon

Luật sư Hóc Môn tư vấn tranh chấp lao động tại Hóc Môn

5. KẾT LUẬN

Trên đây là các vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp lao động tại Hóc Môn. Để hiểu rõ chi tiết hãy liên hệ ngay cho Luật Sư Hóc Môn để được trợ giúp nhanh chóng.

  • Số điện thoại: 0909.86.00.86
  • Địa chỉ: Số 43/3A Nguyễn Ảnh Thủ, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.

——————————————

Đến với Luật sư Hóc Môn:

+ Với đội ngũ Luật sư uy tín, chuyên môn cao;

+ Nắm rõ các quy định pháp luật;

+ Giúp khách hàng hiểu rõ các vấn đề pháp lý;

+ Hỗ trợ khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp và dịch vụ khác.

error: Content is protected !!