06/10/2024

DỊCH VỤ PHÁP LÝ

"Luật sư – Công chứng – Thừa phát lại"

TƯ VẤN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN TẠI HÓC MÔN

Khi ly hôn, ngoài việc yêu cầu giải quyết ly hôn, giải quyết chia tài sản của vợ chồng thì giải quyết việc nuôi dưỡng con cũng vô cùng quan trọng. Vậy khi ly hôn, con chung giữa vợ chồng do ai trực tiếp nuôi dưỡng? Ai có quyền yêu cầu giải quyết quyền nuôi dưỡng con? Hồ sơ, thủ tục giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con như thế nào? Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con tại Hóc Môn như sau:

Vợ chồng thỏa thuận

Vợ chồng thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Việc vợ chồng tự thỏa thuận sẽ nhanh chóng hơn, giải quyết bằng sự êm đẹp, bảo đảm quyền lợi cho con và tránh ảnh hưởng tâm lý của con.

Yêu cầu Tòa án giải quyết

 Khi vợ chồng không thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.

Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con (Ví dụ: Khả năng cung cấp đủ điều kiện sống tốt cho con: nhà ở, chi phí ăn ở, học tập, y tế và vui chơi giải trí; Dựa vào điều kiện môi trường sống: vị trí địa lý để trẻ thuận lợi đi học, vui chơi,…; Dựa vào đạo đức, nhân phẩm của cha/mẹ và khả năng dành thời gian quan tâm, chăm sóc, giáo dục con). 

Việc yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con có thể yêu cầu đồng thời với yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu Toà án giải sau khi đã ly hôn.

  • Con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
tu-van-gianh-quyen-nuoi-con-tai-hoc-mon

Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con tại Hóc Môn

2. NGHĨA VỤ, QUYỀN CỦA CHA, MẸ KHÔNG TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN LUẬT SƯ TƯ VẤN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON TẠI HÓC MÔN

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không được ai cản trở.

Cha mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc chăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

3. THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN - LUẬT SƯ TƯ VẤN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON TẠI HÓC MÔN

  • Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ:

+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

+ Người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

  • Thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi.

Trường hợp cả cha, mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

luat-su-tu-van-gianh-quyen-nuoi-con-tai-hoc-mon

Luật sư Hóc Môn -Tư vấn giành quyền nuôi con tại Hóc Môn

4. HỒ SƠ YÊU CẦU GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

  • Đơn khởi kiện.
  • Giấy tờ nhân thân người khởi kiện (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…).
  • Bản sao có thị thực giấy tờ về hôn nhân của người khởi kiện.
  • Bản sao có thị thực giấy giấy khai sinh các con.
  • Bản sao có thị thực giấy tờ chứng minh điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  • Các giấy tờ khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con.
ho-so-khoi-kien-gianh-quyen-nuoi-con

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp giành quyền nuôi con

5. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC YÊU CẦU GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con gồm các giấy tờ nêu trên.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện.
  • Bước 3: Nộp tạm ứng án phí tại Cơ quan Thi hành án.
  • Bước 4: Tòa án triệu tập đương sự để lấy lời khai, mở phiên họp hòa giải, kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công bố, công khai chứng cứ.
  • Bước 5: Tòa án mở phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp giành quyền nuôi con.
  • Bước 6: Tòa án ra Quyết định/Bản án dựa trên kết quả xét xử.

Bản án giải quyết tranh chấp giành quyền tại Tòa sơ thẩm là bản án chưa có hiệu lực pháp luật. Các đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, Viện kiểm sát được quyền kháng nghị trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa tuyên án. Nếu đương sự vắng mặt tại phiên xử thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày tính từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Trong thời hạn nêu trên, nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị thì vụ án tranh chấp giành quyền nuôi con sẽ được Tòa án cấp trên giải quyết theo thủ tục phúc thẩm và bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

trinh-tu-thu-tuc-giai-quyet-tranh-chap-gianh-quyen-nuoi-con-tai-toa-an

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con

6. KẾT LUẬN

Trên đây là các vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con tại Hóc Môn. Để hiểu rõ chi tiết và chuẩn bị bộ hồ sơ giải quyết tranh chấp hãy liên hệ ngay cho Luật Sư Hóc Môn để được trợ giúp nhanh chóng.

Số điện thoại: 0909.86.00.86

Địa chỉ: Số 43/3A Nguyễn Ảnh Thủ, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.

——————————————

Đến với Luật sư Hóc Môn:

+ Với đội ngũ Luật sư uy tín, chuyên môn cao;

+ Nắm rõ các quy định pháp luật;

+ Giúp khách hàng hiểu rõ các vấn đề pháp lý;

+ Hỗ trợ khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp và dịch vụ khác.

error: Content is protected !!